QUI TRÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ CHÌNH HOA (ANGUILLA MARMORATA) THEO HÌNH THỨC THAY NƯỚC HÀNG NGÀY, BỔ SUNG OXY BẰNG MÁY QUẠT KHÍ (P3 - HẾT)
Ngày cập nhật: 24-3-2018

Chăm sóc và quản lý

Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Thức ăn

Sử dụng thức ăn tổng hợp chuyên dùng cho nuôi cá chình, dạng bột mịn

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho cá chình thương phẩm nuôi theo hình thức thay nước hàng ngày, bổ sung oxy bằng máy quạt khí

Protein

Lipid

Chất xơ

Độ ẩm

Ca

P

Tro

≥ 45

≥ 4,0

≤ 3,0

≤ 10

2,0-5,0

≥ 1

≤ 17

 

Có thể trộn thêm Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất.

Kỹ thuật cho ăn

Thức ăn được trộn với nước với tỉ lệ 1: 1,2-1,4, đảo đều cho đến khi đặc quánh, nổi và không tan trong nước tạo điều kiện cho cá bắt  mồi được dễ dàng.

Cho ăn ngày 2 lần vào lúc 5h30 và 18h. Thức ăn được cho vào sàng ăn để cá tập trung bắt mồi và dễ theo dõi kiểm soát khả năng bắt mồi của cá.

Lượng cho ăn khoảng 2-3% khối lượng cá/ngày, được điều chỉnh theo khả năng bắt mồi của cá, thường cho ăn ít hơn so với nhu cầu để kích thích cá bắt mồi và giảm ô nhiễm môi trường nước, vớt thức ăn dư thừa.

Thời gian bắt mồi của cá vào khoảng 10-15 phút, nếu sau 20 phút mà cá không sử dụng hết thức ăn thì điều chỉnh giảm khẩu phần ăn cho lần tiếp theo.

Quản lý môi trường bể nuôi

Duy trì các yếu tố môi trường nước trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng tốt: pH từ 6,5 - 8,5; nhiệt độ 26-300C; DO >5 mg/L.

Không gian phải yên tĩnh: hạn chế tối đa sự tác động của tiếng ồn, ánh sáng, các chấn động khác, khi cho cá ăn phải yên tĩnh, hạn chế nhiều người vào xem gây tiếng động, ánh sáng làm cho cá sợ mà bỏ ăn.

Vớt thức ăn dư thừa ra bằng vợt lưới mềm, sau khi cho ăn khoảng 20 phút. Cân lượng thức ăn thừa để tính lượng thức ăn cá sử dụng và điều chỉnh lượng thức ăn cho lần tiếp theo.

Hàng ngày, sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành hút chất bẩn ra ngoài. Dùng ống siphon hoặc vợt lưới mắt dày để vớt các chất bẩn.

Dùng bàn chải để chà thành và đáy bể cho sạch các vết bẩn.

Thay nước: mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong bể nuôi. Khi thay nước phải sử dụng biện pháp vừa cấp vừa thoát nước, thao tác hết sức nhẹ nhàng cẩn thận, tránh cho cá bị sốc, hoạt động xáo trộn, cá vận động mạnh ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của cá.

Duy trì mực nước trong bể 80-100 cm, cá càng lớn mực nước duy trì càng sâu hơn.

Quản lý sức khỏe của cá

Kiểm tra sức khỏe của và phòng bệnh cho cá

Định kỳ 10 ngày/lần soi kính kiểm tra ký sinh trùng trên cá; trường hợp cá có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn cần gửi mẫu đến cơ quan xét nghiệm, kiểm tra, làm kháng sinh đồ để đưa ra phác đồ điều trị nhanh nhất.

Phòng bệnh hơn trị bệnh, khi có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ giảm thiểu tổn thất đáng kể và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Đối với cá chình phát hiện bệnh phát sinh càng sớn thì việc đề xuất biện pháp phòng và trị càng hiệu quả hơn.

Coi trọng công tác quản lý, tìm ra nguyên nhâ phát sinh bệnh: do lượng thức ăn không phù hợp gây triệu chứng cảm nhiễm bệnh bóng khí; do không chú ý việc nâng cao sức đề kháng nên phát sinh ra; do thiếu oxy, từ đó có biện pháp khắc phục nguyên nhân.

Cần phải chú ý nâng cao tính miễn dịch, khả năng đề kháng với bệnh của cơ thể cá giảm thiểu hiệu ứng kích thích, giảm độ mẫn cảm với mầm bệnh, như mức độ dày mỏng của da, độ nhớt trên thân cá để hạn chế con đường xâm nhập của mầm bệnh vào trong cơ thể cá.

Ngoài ra trong quá trình thao tác như vận chuyển, đánh bắt làm cá bị sát thương. Một số loại thuốc khi rải trong môi trường cũng có tác dụng kích thích da khi sử dụng với nồng độ cao gây kích thích da cá làm cá dễ bị cảm nhiễm bệnh.

Nguyên tắc sử dụng thuốc

Dùng thuốc theo bệnh, quản lý chặt chẽ 3 yêu cầu: tiêu diệt mầm bệnh; tăng sức đề kháng cho cá; cải thiện môi trường.

Dùng thuốc có hiệu quả, chọn thuốc trên cơ sở đã thử nghiệm, không dùng thuốc, kháng sinh bị cấm sử dụng, những loại thuốc không rõ công dụng, nguồn gốc; lựa chọn cách đánh thuốc thích hợp, liều lượng thật chính xác; trộn thuốc vào thức ăn phải đồng đều, để cá hấp phụ hết; sau khi tắm thuốc phải xử lý nước có pha trộn thuốc và chai lọ; tuân thủ nghiêm túc thời gian ngừng thuốc, bảo đảm không để thuốc tồn dư trong cơ thể khi bán cá ra thị trường.

Một số loại thuốc ngoài tác dụng tiêu diệt mầm bệnh trong nội tạng và còn tác dụng bên ngoài cơ thể của cá do vậy phải chọn đúng thuốc để xử lý. Khi chọn thuốc phải chú ý, sự tác dụng tương đồng của các loại thuốc và tỷ lệ sử dụng giữa các loại thuốc với nhau khi phối trộn.

Một số loại thuốc chỉ có tác dụng trong nội tạng thì nên sử dụng phương pháp cho ăn bằng cách trộn thuốc vào thức ăn để nâng cao hiệu quả của thuốc, một số loại thuốc cá tác dụng tiêu diệt các bệnh ngoài da thì có thể rải thuốc vào môi trường nuôi hoặc dùng cách tắm cho cá.

Khi chọn thuốc phải chú ý tính tương đồng của thuốc (hiệu quả sử dụng của thuốc giống nhau) và nên chọn những loại thuốc có độc tố thấp, dễ dàng và thuận lợi trong khi sử dụng, chú ý giảm thiểu hoặc ngừng cho ăn trong thời gian điều trị và hồi phục bệnh cho nên lựa chọn một số thuốc có tác dụng phục hồi sức khỏe.

Phải căn cứ vào tình hình cụ thể mà thực hiện việc lựa chọn các loại thuốc và sự phối hợp giữa các loại thuốc là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả của việc phòng trị bệnh mỗi loại thuốc có một công năng khác nhau và đặc trị cho một loại bệnh nào đó.

Một số loại thuốc có thể phòng trị bệnh nhưng đối với cá cũng có những ảnh hưởng không tốt do vậy khi sử dụng nhất thiết phải nắm vững liều lượng sử dụng, cách sử dụng, thời gian sử dụng, căn cứ vào môi trường của bể như nhiệt độ, chất nước bởi vì hiệu ứng của thuốc không những liên quan đến khả năng đề kháng của cá mà còn phụ thuộc vào môi trường. Quá trình sử dụng thuốc phải qua một thời gian nhất định mới nhìn thấy hiệu quả của thuốc, không nên vội vàng yêu cầu kết quả của thuốc ngay mà thay đổi thuốc mới. Không để xảy ra hiện tượng sự xuất hiện các loại bệnh mới do sử dụng thuốc quá liều hay thay đổi thuốc không phù hợp.

Một số bệnh thường gặp và phương pháp phòng trị

Bệnh gan, thận mủ

Tác nhân gây bệnh vi khuẩn: Edwardsiella

 

a. Triệu chứng của bệnh Edwardsiella ở thời kỳ đầu, viêm xoang gan, xuất huyết và cơ nhiều lỗ ở mặt bụng

b. Thời kỳ đầu xoang gan bị  đỏ thủng và xuất hiện nhiều nốt sần sùi trên da bụng

c. Hiện nốt sần đỏ gan đã bị nhiễm, các vết loang dần và lỗ thủng ở thành bụng

d. Đa phần cá bị chết, số ít còn có lỗ thủng quanh thận

e. Lát cắt tổ chức tế bào cá chình giống bị bệnh gan sưng, vỡ, tổ chức tế bào dưới da chảy dịch

f. Gan bị sưng, vi khuẩn từ những khối tụ máu xâm nhập vào các bộ phận khác

Hình 1: Cá chình thương phẩm nuôi trong hệ thống hở bị nhiễm vi khuẩn Edwardsiella

Dấu hiệu bệnh lý: ở thời kỳ đầu xuất huyết và cơ nhiều lỗ ở mặt bụng (Hình 1a). Lát cắt thể hiện bệnh chứng thời kỳ đầu xoang gan bị  đỏ thủng và xuất hiện nhiều nốt sần sùi trên da bụng (Hình 1b). Xoang thận cũng bị đỏ thủng, chưa phát hiện các nốt sần sùi ra ngoài và gây viêm ruột. Phát hiện nốt sần đỏ gan đã bị nhiễm, các vết loang dần và lỗ thủng ở thành bụng (Hình 1c). Bệnh Edwardsiella điển hình ở thận, chứng phù ở quanh hậu môn ở trong bụng có nhiều nốt viêm, vi khuẩn xâm nhập vào xoang thận gây thiếu máu. Do vậy có màu đỏ, đa phần cá bị chết, số ít còn có lỗ thủng quanh thận (Hình 1d). Bệnh Edwardsiella lát cắt tổ chức tế bào cá chình giống bị bệnh gan sưng, vỡ, tổ chức tế bào dưới da chảy dịch (Hình 1e). Gan bị hoại tử và khu vực gan bị viêm chính giữa là 1 khối huyết…. bên trong là 1 khối huyết bị tụ lại, gan bị sưng, vi khuẩn từ những khối tụ máu xâm nhập vào các bộ phận khác (Hình 1f).

Trị bệnh: Sử dụng Erythromycine 400 mg ở nồng độ 2 ppm ngâm trong 24h, sau đó tiến hành thay 100% nước rồi tiến hành xử lý lặp lại lần 2.

Bệnh trùng bánh xe

Tác nhân gây bệnh là trùng bánh xe Trichodinidae.

Hình 2: Trùng Trichodinaký sinh trên lược mang cá chình thương phẩm nuôi trong hệ thống hở

Triệu chứng bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân,thu, đặc biệt là trong mùa mưa, trong nuôi bể bị nhiễm bẩn. Trùng bánh xe thường ký sinh trên mang, vây và da, phát triển mạnh cùng với việc cá bị nhiễm một số bệnh khác khiến cho cá chết hàng loạt.

Phòng bệnh: Tắm nước muối 5 – 10‰ trong khoảng thời gian 5 – 15 phút trước khi thả cá vào bể nuôi.Giữ gìn vệ sinh trong bể nuôi, quản lý tốt chất lượng nước, hạn chế thức ăn thừa, mật độ nuôi cá phải phù hợp, nhiệt độ nuôi 28 – 300C.

Trị bệnh: dùng sunfat đồng (CuSO4)): 0,2-0,3 g/m3ngâm trong 24h, duy trì nhiệt độ nuôi 28 – 300C. Hoặc sau khi thay nước dùng 2-3 g/m3 thuốc tím (KMnO4) ngày một lần liên tục 2-3ngày.

Bệnh loét mang

Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn gram âm dạng sợi Myxococcus, FlavobacteriumFlexibacter.

Triệu chứng bệnh: xuất hiện các vết đỏ xung quanh hốc mang. Cá thở mạnh, lược mang xung huyết và xuất huyết khi ấn nhẹ vào nắp mang thì máu và chất nhờn chảy ra. Đại bộ phận vây ngực vây lưng đều xung huyết và biến thành màu đỏ.

Phòng bệnh: bảo đảm chất nước trong bể. Đề phòng và trị liệu các kí sinh trùng ở mang, tránh xây xát ở mang. Dùng nồng độ thuốc thích hợp không được kích thích mạnh tạo nên chất nhờn của cá dày ra. Lắp sàng nghỉ ngơi cho cá ở đáy

Trị bệnh: Dùng Oxytetracyline 5g/m3rải đều xuống bể trong 24-48 tiếng, sau đó thay 50% lượng nước rồi tiến hành xử lý lại. Dùng hợp chất Iodine 10% với nồng độ 0,5-1mg/L rải đều khắp bể, mỗi ngày một lần liên tục 2-3 ngày.

Thu hoạch, đóng bao, vận chuyển

Cá đã nuôi đạt kích cỡ thương phẩm (2kg/con) có thể bán ra thị trường thì tiến hành thu hoạch để xuất bán, các bước tiến hành như sau:

Sắp xếp nhân lực bố trí công việc, mỗi một công việc bố trí những người thích hợp, chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo, không để một khâu làm ảnh hưởng đến khâu khác.

Chuẩn bị dụng cụ gồm lưới kéo, vợt lớn, giai, sàng phân cỡ cá, thùng chứa, cân, bao nilon, thùng xốp, dây cột, bình chứa oxy v.v.

Trước khi thu hoạch cho cá nhịn ăn ít nhất 2 ngày, tháo cạn nước, dùng lưới kéo để thu bắt cá, tránh làm cá bị tổn thương, xây sát.

Cá được lưu giữ ở trong giai đặt sẵn trong bể nước mới trong sạch, có máy quạt nước và máy bơm phun nước tạo dòng chảy 1-2 ngày để tiêu hết thức ăn đảm bảo khi vận chuyển không ảnh hưởng đến sức khỏe cá.

Đóng cá vào các túi nilon (kích thước 0,5m x 1m), mỗi túi chứa 10 lít nước và 10 kg cá, bơm đầy oxy và cho vào thùng xốp, thêm đá lạnh (chai nước đá đông loại 500ml), chú ý lấy 1 miếng xốp nhỏ ngăn không cho chai đá tiếp xúc trực tiếp với túi đựng cá. Cuối cùng đóng kín thùng bằng băng keo.

Thời gian vận chuyển tối đa 30 giờ, khoảng 5-7h kiểm tra thùng cá một lần, nếu bao nào bị thủng thiếu oxy thì thay nước và bơm bổ sung oxy. Duy trì nhiệt độ trong bao cá suốt quá trình vận chuyển 18-200C.

#VanXuan

Chat

KINH DOANH

 0913 925 914 - Ms Phượng

KỸ THUẬT

 0949 097 808 - Mr Khang